- Tại Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 10 Điều 5 Luật số 56/2024/QH15 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Chứng khoán, Luật kế toán, Luật kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà
nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật thuế thu nhập
cá nhân, Luật dự trữ quốc gia, Luật xử lý vi phạm hành chính) quy định tài sản
cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được tính hao mòn; trừ các trường hợp tài
sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được trích khấu hao gồm: (1) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công
lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, trừ trường hợp giá dịch vụ sự
nghiệp công theo quy định của pháp luật không bao gồm chi phí khấu hao, (2) Tài
sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao
tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật, (3) Tài sản cố định
tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại (1), (2) được sử
dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình
thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
- Tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính
phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đã quy định
cụ thể về: dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ sự nghiệp
công không sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công,...
- Tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông
tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quy định cụ
thể phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao; nguyên tắc tính hao mòn, khấu
hao tài sản cố định; quy định về trích khấu hao tài sản cố định tại đơn vị sự
nghiệp công lập...
Trên đây Bộ
Tài chính trả lời về chính sách pháp luật, đề nghị độc giả căn cứ quy định
của pháp luật nêu trên và hồ sơ cụ thể để thực hiện cho phù hợp./.